Việt Nam là nước có thế mạnh về ngành nông nghiệp, với những nguồn sinh khối từ các phụ phẩm nông nghiệp… Do đó, nếu không tận dụng nguồn tài nguyên ấy một cách hợp lý, sẽ gây ra tình trạng lãng phí. Và hơn thế nữa là tình trạng ô nhiễm ô nhiễm nếu không được xử lý đúng đúng cách. Và trong bài viết này, BioFix sẽ giới thiệu đến các bạn một nguồn phụ phẩm nông nghiệp bền vững đang được mọi người quan tâm. Đó chính là bã mía.
-
Bã mía là gì?
Bã mía chính là các phụ phẩm nông nghiệp còn lại sau quá trình sản xuất. Với các đặc điểm vật lý như dạng sợi, không tan trong nước và các loại dung môi. Có màu trắng ngà, xanh nhạt, hay tím tùy vào các đặc điểm ban đầu của mía. Có chứa một số các thành phần hóa học như Xenlulozo, Hemixenlulozo, Lignin và các chất hòa tan khác. Do đó khi cháy tạo ra các cháy CO2, SO2, N2… với nhiệt độ cao.
-
Đặc tính bền vững của bã mía:
Trước đây bã mía được xem là rác thải vô hại sau quá trình chế biến của ngành mía đường. Và không được tận dụng triệt để, chủ yếu được dùng làm chất đốt. Tuy nhiên, với sự sáng tạo của con người. Bã mía đã được ứng dụng và trở thành những sản phẩm có giá trị phục vụ cuộc sống của con người như:
A. Sản phẩm thân thiện với môi trường
Với đặc tính tái tạo nhanh của mình, bã mía đã được tái chế trở thành các vật liệu thân thiện với môi trường như: hộp dựng thức ăn, ống hút, ly… Với khả năng phân hủy nhanh chóng, nên dễ dàng chuyển thành mùn đất phục vụ cho cây trồng. Qua đó, giúp giảm thiểu những tác động và ảnh hưởng của đồ nhựa đến với sức khỏe con người và môi trường cũng như nâng cao tính bền vững trong sản xuất, trong việc chuyển đổi chất thải thành tài nguyên
Ngoài ra, bã mía còn là vật liệu phi gỗ. Do đó, việc sử dụng bã mía thay cho bột gỗ sẽ hạn chế được nạn phá rừng. Đồng thời tạo điều kiện tái sử dụng các phế phẩm nông nghiệp, không gây ô nhiễm không khí. Vì ở mỗi tấn bã mía ở dạng nguyên liệu thô, có thể giảm 0.5 – 0.8 m3 lượng gỗ sử dụng.
B. Nâng cao tính tái tuần hoàn trong sản xuất
-
Năng lượng xanh
Bên cạnh đó, bã mía còn là nhân tố góp phần thực hiện năng lượng xanh trong sản xuất. Điển hình là khả năng chuyển hóa thành điện. Khi vừa có thể phát thành nhiệt điện đồng thời không gây hiệu ứng nhà kính. Cũng như hạn chế khai thác dầu mỏ và các nhiên liệu hóa thạch.
Với quy trình sản xuất điện từ bã mía không quá phức tạp. Bã mía còn lại sau sản xuất sẽ được đưa vào các lò hơi, để đốt và sinh hơi. Sau đó, áp lực hơi được đưa vào lò hơi làm quay turbin phát điện. Góp phần tạo ra nguồn năng lượng sinh khối tiềm năng để cân bằng nguồn cung điện cho thủy điện vào mùa khô. Thời điểm sản xuất điện của các nhà máy sản xuất đường.
Với ước tính, có hơn 40 triệu tấn mía tương ứng công suất phát điện 1.600MW. Điện năng từ bã mía đạt 4.7 triệu MWh. Tương đương 2.8 tỷ kWh điện thương phẩm hòa lưới điện quốc gia vào năm 2030
-
Sản xuất phân bón
Không những thế, trong nông nghiệp, bã mía còn được ứng dụng làm phân bón. Với những hàm lượng lân, canxi, và lưu huỳnh rất cao trong thành phần. Làm tăng dưỡng chất cần thiết cho cây trồng. Tuy nhiên đê có thể tạo ra một ra một loai phân hữu cơ sạch, an toàn, và chất lượng cho cây trồng. Chúng ta cần phải kiểm soát một số các yếu tố như: nhiệt độ, độ ẩm, thời gian ủ…
Do đó, để hạn chế các rủi ro trong quá trình ủ, chúng ta có thể bổ sung thêm sản phẩm BioFix Composting. Với các chủng vi sinh chọn lọc sẽ thúc đẩy quá trình phân hủy của tụ ủ. Cũng như phân hủy các chất hữu cơ trong có trong chất thải. Nâng cao kết quả đạt được của tụ ủ. Hơn thế nữa ngăn chặn sự hình thành các vi khuẩn trong tụ ủ có thể gây hại cho cây trồng…
Qua đây, chúng ta có thể thấy được rằng, bã mía nếu được sử dụng một cách hợp lý sẽ mang lại rất nhiểu giá trị cho cuộc sống con người và môi trường.