Các doanh nghiệp dệt may đang hướng tới sự phát triển xanh, sạch hơn, tiết kiệm năng lượng…Nhằm tạo vị thế cạnh tranh trên thị trường. Nhưng không ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học hay ô nhiễm môi trường. Và để đạt được mục tiêu trên, thì việc xây dựng chuỗi cung ứng bền vững là một yếu tố cần thiết. Giúp cho doanh nghiệp chuẩn bị trước những cuộc đua sản xuất xanh.

  1. Chuỗi cung ứng xanh là gì ?

Chuỗi cung ứng xanh là quá trình sản xuất đảm bảo các nguyên liệu đầu vào. Đầu ra đều thân thiện với môi trường, không nguy hại cho con người. Bắt đầu từ việc lựa chọn nguồn nguyên liệu xanh.

Nghĩa là các doanh nghiệp dệt may sẽ hoạt động theo hướng sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên và giảm chất thải. Đồng thời loại bỏ các chất gây hại, các nguyên liệu không thân thiện với sức khỏe con người và môi trường ra khỏi chuỗi sản xuất. Biến đổi cách thức thiết kế quần áo, nhằm nâng cao khả năng thu hồi, tái chế và tái sử dụng quần áo đã qua sử dụng. Hướng tới sử dụng các nhiên liệu tái tạo và tăng cường khả năng tái tuần hoàn trong sản xuất.

Qua đó, cho ta thấy được để vận hành chuỗi cung ứng xanh một cách hiệu quả. Chúng ta cần quản trị các mắc xích của chúng. Bao gồm: thiết kế xanh, thu mua xanh, sản xuất xanh, quản lý chất thải…

  1. Lợi ích chuỗi cung ứng xanh là gì ?

  • Cơ hội xuất khẩu bền vững

Vì Việt Nam đã và đang tham gia hàng loạt các hiệp định thương mại tự do (FTA). Điều này đã mở ra rất nhiều các cơ hội giao thương, buôn bán. Nhưng đồng thời lại ràng buộc các quy định khắc khe về chất lượng sản phẩm, và nhà cung cấp, sản xuất xanh…

Điển hình là trong đề xuất Thỏa thuận xanh của Uỷ ban Châu Âu đã đưa ra các thông tin như: “ Chỉ có những sản phẩm may mặc bền vững mới được bán ở Châu Âu”. Hay là các quy định về dán nhãn carbon trên sản phảm dệt may. Đối với các nhà nhập khẩu tại Mỹ và Châu Âu. Khi có các yêu cầu tính toán về mức độ phát thải cacbon trên dây chuyền công nghệ sản xuất. Điều này thể hiện rằng, thế giới đang rất quan tâm về yếu tố môi trường trong sản xuất.

  • Hạn chế ô nhiễm môi trường

Chuỗi cung ứng xanh sẽ thúc đẩy các hoạt động tái chế các quần áo cũ…Nhằm giảm lượng phát thải ra môi trường. Tạo ra vòng tuần hoàn bền vững khi có thể chuyển đổi chất thải thành nguyên liệu đâu vào. Qua đó, giúp doanh nghiêp tối ưu chi phí sản xuấtgiảm lượng rác thải từ ngành may mặc.

  • Hướng tới mục tiêu phát triển bên vững

Hiện nay, các doanh nghiệp được khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo phục vụ cho nhu cầu sản xuất. Vì cần rất nhiều điện năng để thực hiện các nhu cầu thắp sáng và vận hành trong sản xuất. Do đó, khi đầu tư các giải pháp thân thiện với môi trường không chỉ tiết kiệm nguồn nhân lực vận hành. Mà còn góp phần rất lớn trong việc giảm thiểu các tác động tiêu cực đến với môi trường. Góp phần cắt giảm 8% mức phát thải nhà kinh vào năm 2030 mà chính phủ đã cam kết. Cũng như giúp đạt được các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030.

  • Tăng giá trị thương hiệu

Có tới 80% người tiêu dùng sẵn sàng chi trả nhiều hơn vào các sản phẩm có thương hiệu “xanh” và “sạch (Theo Nielen Việt Nam). Chứng tỏ rằng các thương hiệu có chuỗi cung ứng xanh sẽ tạo nhiều niềm tin hơn cho các khách hàng và đối tác. Đặc biệt là trong giai đoạn “Kinh tế xanh” như hiện nay. Khi mà các yếu tố bền vững càng được đề cao. Vì thế, các nhà đầu tư, đối tác, khách hàng thường tránh xa các công ty có tai tiếng và không có mục tiêu vì cộng đồng.