Một trong những yếu tố để thực hiện vòng tròn phát triển của chuỗi cung ứng xanh trong dệt may. Đó là khâu lựa chọn nguyên vật liệu và sự sẵn có của nguyên vật liệu. Bởi vì, nguyên liệu truyền thống trong ngành dệt may có thể tác động rất mạnh đến môi trường. Hơn thế nữa sẽ trở thành những bãi rác của nhân loại, nếu như không được xử lý  đúng cách. Chính vì thế, việc lựa chọn những nguyên liệu thô “xanh” thay cho nguyên liệu truyền thống sẽ là những viên gạch đầu tiên để xây dựng hệ sinh thái dệt may bền vững.

Và hiện nay, các nguyên liệu tự nhiên có nguồn gốc từ cây trồng (bông, lanh, đay…), nguyên liệu tự nhiên có nguồn gốc từ động vật (cừu, dê…), và các loại nguyên liệu xenlulose nhân tạo, tổng hợp. Đều là những nguyên vật liệu được ưa cuộng trên thị trường, đáp ứng được các tiêu chuẩn bền vững bảo vệ môi trường (Theo Textile Exchange)

  1. Nguyên vật liệu nguồn gốc tự nhiên

  • Bông hữu cơ

Thị trường “Bông hữu cơ” đang chiếm lợi thế về sức tiêu thụ. Với khoảng 25% thị phần vào năm 2019. Nhờ các chương trình phát triển trên thế giới như: ABRAPA, Sáng kiến Bông tốt hơn (BCI)… Với những đặc điểm ưu việt của mình, “Bông hữu cơ” còn có thể tái chế nhanh chóngtự cân bằng carbon khi các vật liệu của cây hấp thụ thay vì thải ra CO2. Cũng như dễ phân hủy trong môi trường đất và nước. Được xem như giải pháp giảm thiểu tình trạng sản xuất các tài nguyên không tái chế được như dầu mỏ, than đá của xơ nhân tạo như Polyester, Nylon…

  • Chất liệu Vegan

Đây là một trong những phân khúc nhỏ của chất liệu vải thiên nhiên, với 100% thành phần đến từ thực vật. Do đó, các nhà xưởng đã ứng dụng quy trình nhuộm sinh thái, không độc hại…

Tiêu biểu, như thương hiệu Algae Apparel đã từng đạt được thương hiệu H&M Global Innovation Awards 2018 vì tính độc đáo. Khi sản xuất chất liệu sinh học từ rong biển và thân thiên với người dùng.

     2. Nguyên vật liệu nguồn gốc động vật 

  • Len

Len là một trong những nguyên vật liệu được người tiêu dùng đánh giá rất cao. Với sự thống trị thị trường của các loại len thông thường. Do đó, việc chuyển đổi len thông sang các chương trình len không la-zăng (non-mulesing) và len ưu tiên đang tăng dần. Thông qua, việc áp dụng các tiêu chuẩn Len có trách nhiệm (Responsibility Wool Standard – RWS). Giúp giải quết các vấn đề sử dụng đất có trách nhiệm, đảm bảo tính đa dạng sinh học, và phúc lợi cho động vật. Hơn thế nữa, giúp cho người tiêu dùng có thể dễ dàng truy xuất nguồn gốc len. Cũng như đảm bảo các sản phẩm sử dụng nguồn gốc có đạo đức và bền vững.

  1. Nguyên vật liệu nguồn gốc tái chế

  • Polyester tái chế

Là một trong những loại sợi chiếm thị phần lớn khoảng 14% vào năm 2019. Vải sợi Polyester tái chế là một loại vải nhân tạo được tái chế từ vỏ chai nhựa cũ. Thay vì sử dụng các vật liệu mới để chế tạo vải (tức là dầu mỏ). Tạo ra một khởi đầu tốt trong việc tái chế tuần hoàn từ dệt may. Và cải thiện điều kiện xã hội trong việc thu gom và tái chế chất thải.