Việt Nam là một trong những quốc gia có lượng xuất khẩu thủy sản cao trên khắp thế giới với những mặt hàng chất lượng như: cá tra, cá basa, tôm… và các động vật thân mềm khác như mực, bạch tuột… Điều này thể hiện về tốc độ phát triển của ngành ngày càng nhanh cũng như khả năng đóng góp kinh tế cho đất nước rất lớn. Điều đó dẫn đến nước thải gia tăng, gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe con người nếu chưa được xử lý đúng cách. Vậy đâu là đặc điểm của nước thải chế biến thủy sản và nên xử lý chúng như thế nào trước khi thải ra môi trường.

  1. Nguồn phát sinh nước thải sản xuất.

Để xuất khẩu hàng hóa sang nước khác thì các doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh phải chế biến thủy sản qua nhiều công đoạn khác nhau để tạo ra sản phẩm và ở mỗi một giai đoạn sẽ có một mức độ nhiễm bẩn khác nhau. Các nguồn phát sinh chủ yếu là: nước thải từ khâu chế biến nguyên liệu, nước thải trong quá trình chế biến thủy sản và nước thải từ công đoạn giết mổ…

Qua đó,chúng ta thấy lượng rằng lượng nước thải ngành chế biến thủy sản rất lớn trong một năm. Vì thế, nếu như không xử lý đúng cách sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

  1. Đặc điểm nước thải ngành chế biến thủy sản.

Nước thải chế biến thủy sản chứa đa số các thành phần là protein và chất béo, các chất hữu cơ và các chất rắn lơ lửng… xuất phát từ quá trình chế biến, vệ sinh máy móc, thiết bị cũng như là độ màu, độ mùi…. Tuy nhiên nước thải có những đặc tính chính như:

Nồng độ chất thải hữu cơ cao trong nước thải chủ yếu là cacbonhydrat, protein, chất béo…từ các nguyên liệu chính như: thịt cá, xương…Các chất này dễ bị phân hủy trong nước tạo ra các sản phẩm trung gian do phân hủy các acid béo không bão hòa, gây ra hàm lượng BOD, COD cao cũng như làm giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm cá. Hơn thế nữa, là kìm hãm khả năng làm sạch của nguồn nước dẫn đến chất lượng nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp suy giảm.

Chất hữu cơ - 02

Chất rắn lơ lửng (TSS) cao cũng là một trong những đặc điểm của nước thải do chứa các vụn thủy sản và bùn cát bị cuốn theo khi sơ chế nguyên liệu và vệ sinh thiết bị, gây ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của rong rêu và tảo, làm cho nước có độ đục hoặc màu. Quá trình này diễn ra trong thời gian dài sẽ xảy ra hiện tượng phân hủy yếm khí tạo ra các chất H2S, CO2, CH4, gây ô nhiễm nguồn nước cũng như ảnh hưởng thủy sinh vật. Ngoài ra, còn có những ảnh hưởng tiêu cực như gây bồi lắng dòng sông, cản trở sự lưu thông nước và tàu bè.

TSS-03

Nồng độ chất Nitơ và Photpho cao trong nước thải xuất phát từ quá trình chế biến và sơ chế thủy sản gây ra tình trạng tảo phát triển mất kiểm soát và đến mức độ giới hạn tảo sẽ bị chết và phân hủy gây nên hiện tượng thiếu Oxy, dẫn đến hiện tượng thủy vực chết. Vì thế, sẽ ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của động vật tầng dưới cũng như chất lượng nước, nghề nuôi trông thủy sản, du lịch và cấp nước.

Mùi hôi tanh vì khí H2S, NH3 được sinh ra từ quá trình phân hủy thủy sản trong nước thải do quá trình phân hủy của các hợp chất như: Protid và axit béo. Những chất này sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe con người nếu như nước thải không được xử lý đúng cách. Ngoài ra, chất NH3 có thể làm chết thủy sản sinh sống dưới nước nếu hàm lượng chất dao động từ 1.2 – 3 mg/l.

NP-04

  1. Giải pháp xử lý nước thải chế biến thủy sản.

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp xử lý nước thải chế biến thủy sản như: phương pháp hóa chất, phương pháp vi sinh, phương pháp cơ học. Tuy nhiên, phương pháp vi sinh là giải pháp tối ưu nhất đối với các doanh nghiệp. Bởi vì, bổ sung các vi sinh vật kỵ khí, vi sinh thiếu khí, vi sinh hiếu khí sẽ mang lại nhiều hiệu quả nhanh cũng như thân thiện với môi trường.

  • Bể UASB:

Nước thải được chuyển từ bể điều hòa vào bể UASB qua các lớp bùn kị khí lơ lửng, để xử lý các hợp chất hữu cơ có nồng độ ô nhiễm cao. Tại đây thành phần Photpho trong nước thải được loại bỏ với sự hỗ trợ của các nhóm vi sinh kỵ khí, nhằm thúc đẩy khả năng phân giải các hợp chất hữu cơ phức tạp thành những chất cơ bản như: CO2, CH4, H2S, NH3… theo phản ứng sau:

Chất hữu cơ + Vi sinh vật kỵ khí => CO2 + CH4 + H2S + Sinh khối mới…

Ngoài ra, nồng độ BOD, COD giảm từ 60-80% trong nước thải. Ngoài ra, nên bổ sung thêm vi sinh khí BioFix 114 để tăng số lượng vi sinh nhằm hỗ trợ quá trình hình thành khí methane và các sản phẩm khác trong giai đoạn thủy phân, acetate hóa, và acid hóa.

  • Bể Anoxit

Nước thải tại bể này có hệ vi sinh thiếu khí giúp xử lý quá trình: khử Photpho và Nito triệt để hơn qua thông qua giai đoạn Nitrat và Photphoril. Để cho vi sinh tiếp xúc được tối đa với các cơ chất và tránh quá trình lắng cặn, trong bể có bố trí thiết bị khuấy trộn để tăng hiệu quả.

Quá trình Nitrat diễn ra như sau: Vi khuẩn Pseudomonas và Clostridium sẽ tham gia quá trình khử Nitrat và Nitrit thành Nito thoát ra khỏi nước và bay ra ngoài theo chuỗi:

NO3 → NO2 → NO →   N2O (g) → N2

Khi khởi động lại hệ thống cần bổ sung thêm vi sinh Biofix Ammonia để thúc đẩy quá trình xử lý Nito trong bể thiếu khí.

  • Bể Aerotank

Để thực hiện quá trình hiếu khí cần có đủ lượng oxy để cung cấp dưỡng khí cho vi sinh vật hoạt động cũng như duy trì trạng thái lơ lửng của bùn hoạt tính, do đó không khí được cấp vào bể Aerotank thông qua máy thổi khí. Tại đây, các chất hữu cơ được chuyển hóa thành nướccarbonic …tạo điều kiện tốt để vi sinh tiếp xúc với các chất cần xử lý.

Ngoài việc phân hủy các chất hữu cơ để tạo ra tế bào mới, vi sinh vật còn thực hiện quá trình hô hấp nội sinh để tạo ra năng lượng theo phương trình:

C5H7NO2 + 5O2 → 5CO2 + 2H2O + NH3 + ΔH

Khi khởi động lại hệ thống cần bổ sung thêm vi sinh hiếu khí BioFix 5C và Biofix Ammonia để thúc đẩy quá trình xử lý trong bể hiếu khí.