Nhằm thích ứng với bối cảnh kinh tế tuần hoàn như hiện nay, ngành dệt may đã và đang hướng tới mục tiêu “xanh hóa” trong các hoạt động sản xuất của mình. Để thể hiện trách nhiệm xã hội với môi trường. Bởi lẽ, ngành dệt may vẫn đang giữ một vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày. Nhưng lại tiêu thụ rất nhiều tài nguyên, sợi bông và năng lượng…gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.
-
Vì sao “xanh hóa” là để phát triển ?
Vì tăng trưởng xanh là con đường tất yếu để các doanh nghiệp phát triển bền vững. Trong việc tạo ra được một nền kinh tế có mức phát thải thấp. Nhưng lại sử dụng hiệu quả, và tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên. Giảm thiểu những rủi ro môi trường, khan hiếm sinh thái, cũng như ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học. Và hơn thế nữa là cơ sở để đáp ứng được các tiêu chí mới trong các chiến lược phát triển bển vững trên thế giới, đối với ngành may mặc. Điển hình là trong đề xuất Thỏa thuận xanh của Uỷ ban Châu Âu đã đưa ra các thông tin như: “ Chỉ có những sản phẩm may mặc bền vững mới được bán ở Châu Âu”
Điều đó, cho ta thấy rằng, các thương hiệu lớn trên Thế giới – các đối tác đặt hàng của ngành dệt may Việt Nam – đang ưu tiên chuyển sang lựa chọn các doanh nghiệp sản xuất bền vững. Vì thế, mà ngành dệt may cần cải tiến công nghệ sản xuất theo hướng xanh. Để phù hợp với môi trường kinh doanh toàn cầu. Nhằm giữ vững các đơn hàng đang có và nâng cao khà năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Cũng như là đáp ứng được những thị hiếu mới của người tiêu dùng. Khi họ ngày càng quan tâm đến trách nhiệm với môi trường của doanh nghiệp trong lựa chọn sản phẩm. Vì thế, việc xanh hóa trong sản xuất không chỉ tác động rất mạnh mẽ không chỉ đến môi trường. Mà còn là sự phát triển kinh tế, hình ảnh doanh nghiệp.
-
Các doanh nghiệp đã thực hiện “xanh hóa” ngành dệt may như thế nào?
-
Sử dụng các nguồn năng lượng sạch
Đối với các doanh nghiệp dệt may, cần rất nhiệu điện năng để thắp sáng. Do đó, việc sử dụng các năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời trong hoạt động sản xuất không chỉ thân thiện với môi trường. Mà còn mang lại nhiều ưu điểm như: không sử dụng nhiên liệu hóa thạch, không phát thải nhà kính… Giảm chi phí tiền điện. Góp phần cắt giảm 8% mức phát thải nhà kinh vào năm 2030 mà chính phủ đã cam kết. Giúp đạt được các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030.
-
Tái tuần hoàn trong sản xuất
Bên cạnh đó, việc sản xuất ra một chiếc áo thun cần khoảng 27.000 m3 nước. Do đó, ngành dệt may thường xuyên kêu gọi tiết kiệm nguồn nước trong sản xuất. Thông qua các hoạt động tái tuần hoàn, đưa chất thải về lại phục vụ các giai đoạn khác nhau trong sản xuất. Qua đó, giảm lượng phát thải ra môi trường đồng thời tiết kiệm chi phí. Bằng các giải pháp sinh học như:
Bổ sung chế phẩm sinh học BioFix 114 để xử lý nước thải của các khâu như: dệt, sợi, nhuộm, may ở bể kỵ khí. Giúp củng cố và tăng hệ vi sinh có lợi cũng như lượng khí CH4, thúc đầy tăng sinh khối. Tạo ra năng lượng tuần hoàn tái sử dụng cho các hoạt động ủi, sấy…
-
Sử dụng các nguồn nguyên liệu xanh, tái chế… làm nguyên liệu đầu vào
Để giảm thiểu những tình trạng rác thải thời trang từ vải cotton… khó phân hủy. Các doanh nghiệp cũng đã tiến hành nghiên cứu các loại vải sợi từ thiên nhiên như: cà phê, bạc hà, sen… và nhận được sự đón nhận trên thị trường. Qua đó, cũng giải quyết được những bài toán khắc khe từ những ngươi tiêu dùng trong việc. Truy xuất nguồn gốc của các sản phẩm thời trang, tính bền vững đối với môi trường… đảm bảo sự xuất khẩu của ngành may mặc trên thị trường quốc tế.
Ngoài ra, các chất thải dệt được thu gom và tổng hợp theo công nghệ hiện đại để trở thành một loại “bông mới”. Loại sợi tái chế này được sử dụng vào quá trình sản xuất sản phẩm của các thương hiệu phổ biến trên toàn cầu.