Hiện nay, ngành giấy là một trong những ngành mũi nhọn của nước ta. Khi được ứng dụng vào các vật dụng thông thường như tập, sách, báo… cho đến các sản phẩm thân thiện với môi trường… Trước tốc độ phát triển mạnh mẽ như trên, kiểm soát chất thải trong quá trình sản xuất giấy lại là thách thức đối với các nhà quản lý. Và bùn sinh học ngành giấy là một trong số đó, vì nếu không quản lý chặt chẽ sẽ gây ra tình trạng lãng phí tải nguyên. Hơn thế nữa, là gây ra ô nhiễm môi trường trong ngắn và dài hạn. Vậy bùn sinh học ngành giấy có đặc điểm gì và cách xử lý bùn hiệu quả như thế nào? Hãy cùng BioFix theo dõi bài viết dưới đây nhé.
-
Đặc trưng bùn sinh học ngành giấy, bột giấy
Trong quá trình xử lý nguyên liệu, chế biến giấy và bột giấy… nước thải sẽ được phát sinh với hàm lượng lớn chất thải rắn cùng với các tạp chất có nhiều tính chất khác nhau. Do đó, bùn sinh học ngành giấy sẽ có một số các thành phần chính như sau:
Nước chiếm từ 60-65%, còn lại là các thành phần cellulose, hemicellulose, lignin, chất trích ly, tro… Trong đó:
Tro có hàm lượng trong bùn thải giấy phụ thuộc vào nguyên liệu đầu vào của bột như gỗ cứng, gỗ mềm, tre, nứa, nứa vầu… Được đo bằng hàm lượng chất vô cơ không phải cacbon, hydro, oxi, nitơ. Và hàm lượng này dao động khoảng 0.3-1.5% tùy vào giống, tuổi thu hoạch, môi trường tăng trưởng của cây.
Trong quá trình keo tụ, chất điều hòa (polymer) được hình thành trong bùn thải khi được loại bỏ khỏi nước, thông qua bể tuyến nổi. Polymer được sử dụng làm chất keo tụ trong quá trình xử lý nước bao gồm các phân tử cationic, anionic trung tính…
Ngoài ra, bùn sinh học ngành giấy còn được tạo thành từ hỗn hợp các sợi xenllulose ngắn và các chất độn vơ cơ như: canxi cacbonat, cao lanh, các hóa chất còn sót lại trong bùn thải… Do cũng chính là lý do mà bùn thải khi thải ra môi trường khó tránh khỏi sữ ô nhiễm.
-
Các loại bùn sinh học ngành giấy
Trong các giai đoạn khác nhau, bùn được phân chia thành nhiều loại:
- Bùn nguyên sinh: được hình thành thành từ quá trình sản xuất bột giấy nguyên thủy từ gỗ.
- Bùn khử mực: thu hổi từ quá trình khử mực in giấy tái chế.
- Bùn thứ sinh: thu hồi được từ quá trình xử lý nước thải tái chế.
Tổng lượng bùn chứa bột giấy dao động trong khoảng từ 3-5% sản lượng giấy. Với hàm lượng Cellulose có thể chiểm 40-60% khối lượng chất rắn.
-
Tái tuần hoàn bùn sinh học ngành giấy
a) Sử dụng bùn sinh học giấy trong ủ phân composting
Vì phân bón được làm từ bùn sinh học ngành giấy sẽ trải qua rất nhiều giai đoạn khác nhau. Tạo ra nhiều sản phẩm trung gian kèm theo các chuyển hóa sinh học. Thông qua đó, tạo ra sản phẩm cuối cùng không mang mầm bệnh, có ích, an toàn và có lợi cho sự phát triển của cây trồng, dựa vào sự biến thiên nhiệt độ diễn ra trong giai đoạn ủ hiếu khí, chủ yếu ở pha ưa nhiệt.
Vì đây là giai đoạn nhiệt độ lên cao nhất, từ 40-65o C nhằm tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh cũng như ổn định các chất thải. Hơn thế nữa, thúc đẩy quá trình phân hủy protein, chất béo, các hydrocacbon phức hợp như xenlulo và hemixenlulose…
Ngoài ra, chúng ta có thể bổ sung thêm BioFix Composting nhằm thúc đẩy quá trình ủ phân, nâng cao chất lượng thành phẩm. Với thành phần là các chủng vi sinh được chọn lọc. Nên đảm bảo được sự an toàn cho con người và thân thiện với môi trường.
b) Làm nhiên liệu cho vật liệu xây dựng
Bên cạnh đó, bùn thải giấy còn có thể ứng làm thành các sản phẩm trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, cụ thể: gạch, xi măng… Với 5 – 15% bùn thải giấy được bổ sung làm nguyên liệu thô. Sản phẩm đã trở nên nhẹ hơn, tiết kiệm được thời gian nung cũng như nhiên liệu trong lò nung. Làm tăng khả năng chống nứt vỡ trong giai đoạn sấy và nung. Với hàm lượng chất xơ vốn có của mình. Ngoài ra, bùn thải giấy còn được trở thành nhiên liệu thay thế hiệu quả trong sản xuất xi măng pooc lăng, do hàm lượng hữu cơ cao.