Ngành tinh bột mì đã và đang hướng tới mục tiêu phát triển bền vững trong quá trình sản xuất của mình. Nhằm thể hiện trách nhiệm với môi trường và xã hội bên cạnh việc phát triển kinh tế. Bởi lẽ, ngành tinh bột là một trong những ngành nếu không quản lý nghiêm ngặt chất thải rắn, nước thải… sẽ gây tác động xấu đến môi trường.
-
Vì sao cần nỗ lực xanh hóa trong sản xuất ?
Tinh bột mì được biết đến là một trong những nguồn liệu chính phục vụ đa dạng các lĩnh vực, ngành nghề như lương thực, thực phẩm, dược phẩm, dệt may… Nên có nhu cầu rất lớn về tiêu thụ loại sản phẩm. Tuy nhiên, cùng với xu hướng kinh tế xanh như hiện nay, các đối tác cũng đang dần quan tâm hơn về các nguồn nguyên liệu đầu vào. Khi đưa ra các tiêu chuẩn về bảo vệ sức khỏe con người và môi trường sống. Do đó, nỗ lực xanh hóa trong quá trình sản xuất không chỉ đáp ứng được các xu hướng mới trên thị trường mà còn mang lại sự uy tính trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Ngoài ra, xanh hóa còn là một trong những điều kiện để thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất tinh bột phát triển bền vững. Nhằm hạn chế sự khai thác tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu những rủi ro cho môi trường. Thông qua các giai đoạn trong quá trình sản xuất. Tạo điều kiện thuận lợi đưa các đơn hàng trong nước vươn ra thị trường quốc tế.
-
Các doanh nghiệp đã thực hiện xanh hóa ngành tinh bột mì như thế nào ?
-
Tuân thủ quy định trồng
Để cho ra những loại bột tinh mì đạt chất lượng, đáp ứng yêu cầu thị trường trong và ngoài nước. Thì quá trình trồng cây tinh bột mì buộc phải được chăm sóc một cách nghiêm ngặt. Do đó, mà hiên nay các hộ nông dân, đã và đang trồng trọt sản xuất tinh bột mì đang hướng tới những quy trình xanh trong trồng trọt như: không sử dụng phân bón hóa học, thuốc kích thích, chất bảo vệ thực vật…
-
Tái tuần hoàn nước thải bể BioGas
Với hàm lượng chất hữu cơ cao có trong nước thải tinh bột khoai mì, các doanh nghiệp có thể tái tuần hoàn nước thải tại bể kỵ khí bằng hình thức xử lý yếm khí. Để sản sinh khí biogas và phục vụ lại các giai đoạn khác. Với khoảng 60% khí metan CH4 thu được từ quá trình trên có thể ứng dụng làm nhiên liệu cho lò hơi trong công đoạn sấy hay chạy máy phát điện. Điều này thay thế nhiên liệu hóa thạch đồng thời giảm lượng phát thải ô nhiễm từ quá trình đốt than. Giúp doanh nghiệp tối ưu các chi phí trong sản xuất và phát triển bền vững
Ngoài ra chúng ta còn có thể thúc đẩy quá trình phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải kỵ khí một cách nhanh chóng. Bằng cách bổ sung chế phẩm vi sinh BAC AD – 1005. Nhằm củng cố và tăng hệ vi sinh có lợi thúc đẩy tăng sinh khối, tạo ra năng lượng tuần hoàn.
-
Ủ phân Compost từ bã mì
Trong quá trình sản xuất tinh bột mì, thì bã mì là một nguồn phụ phẩm xanh được dùng để làm phân Compost. Với thành phần chính là chất hữu cơ và chất xơ cao có trong sản phẩm. Góp phần tạo điều kiện lý tưởng để lên men làm phân vi sinh. Tuy nhiên, nếu bón trực tiếp thì sẽ không mang lại hiệu quả cao mà còn gây ra các mùi hôi khó chịu.
Do đó, để có thể tối ưu chất lượng phân thành phẩm, và kiểm soát các mầm bệnh có trong phân ủ bã mì. Thì cần bổ sung thêm các nguồn phân bón hữu cơ như: BAC CS 1401 là cần thiết. Nhằm đẩy mạnh năng suất và chất lượng nông sản và mang lại hiệu quả kinh tế đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường.