Hàng năm, có khoảng 300 triệu tấn rác thải nhựa thải ra môi trường trên Thế giới. Riêng tại Việt Nam lượng rác thải chiếm khoảng 1.8 triệu tấn rác thải nhựa, với phần lớn là các loại túi nilong. Ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe con người cùng với các loài sinh vật khác.
Trước những hệ quả ấy, nhiều chính sách đã được các nước đưa ra. Nhằm hạn chế sử dụng các sản phẩm làm từ nhựa dùng một lần. Cũng như chú trọng hơn vào việc sử dụng các sản phẩm xanh trong cuộc sống. Trong đó, có thể kể đến là các sản phẩm tự phân hủy sinh học như nhựa sinh học làm từ tinh bột mì (PLA) đã được ứng dụng vào trong cuộc sống.
-
Nhựa sinh học tinh bột mì là gì?
Nhựa sinh học tinh bột mì là loại nhựa sinh học dẻo có nguồn gốc từ thực vật. Chủ yếu là tinh bột mì (sắn), thường được gọi là nhựa sinh học PLA. Với vẻ bề ngoài và cách thức hoạt động như nhựa PET và polypropulen. Nên khi nhìn bằng mắt thường sẽ khó phân biệt với nhựa truyền thống. Có thời gian phân hủy khá ngắn chỉ vài tháng hoặc vài năm. Nên mang lại rất nhiều tác dụng tích cực cho môi trường.
-
Ưu điểm của hạt nhựa phân hủy sinh học tinh bột mì
-
Lợi ích về môi trường
Theo NatureWorks, công ty chuyên sản xuất nhựa sinh học tại Mỹ cho biết, sản xuất nhựa PLA sẽ tiết kiệm 2/3 năng lượng so với sản xuất thông thường. Qua đó, tiết kiệm được các nguồn năng lượng dầu mỏ đang cạn kiệt. Cùng với khả năng phân hủy sinh học của mình, nhựa PLA không phát thải quá nhiều CO2 vào không khí. Và khi được chôn lắp sẽ sản xuất ít hơn 70% khí thải nhà kính.
-
Giảm rác thải nhựa
Ngoài ra, nhựa sinh học tinh bột mì còn là một trong những giải pháp giảm thiểu ô nhiễm nhựa. Bởi vì trong quá trình phân hủy các vi sinh vật sẽ bắt đầu xuất hiện và thực hiện quá trình ăn tinh bột có trong sản phẩm. Tạo ra sản phẩm cuối cùng của là CO2, H2O, các chất mùn hữu cơ, sinh khối. Đây cũng là những sản phẩm không gây ô nhiễm môi trường. Cũng như có thể tái sử dụng làm các phân bón hữu cơ giúp cây xanh phát triển tươi tốt.
-
An toàn với sức khỏe con người
Với thành phần chính từ các nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên. Nên các nhựa PLA không gây độc hại đến cơ thể con người. Và được ứng dụng vào đa các lĩnh vực như:
– Bao bì đóng gói: được ứng dụng chủ yếu trong các sản xuất màng bọc thực phẩm, túi đựng đô siêu thị, túi đựng rác…
– Trong nông nghiệp được dùng làm màng phủ sinh học, ngăn chặn yếu tố thơi tiết
– Trong điện tử: được sử dụng làm vỏ máy tính, vỏ điện thoại…
-
Quy trình sản xuất
Nhựa phân hủy sinh học PLA được sản xuất theo phương pháp trùng ngưng axit lactic. Thông qua quá trình lên men đường từ nguồn nguyên liệu tái tạo là tinh bột mì. Sau đó, axit lactic được đưa vào lò phản ứng và được trùng ngưng thành lactide trong điều kiện chân không và nhiệt độ cao. Phân giải thành chuỗi và liên kết nhau tạo thành nhựa PLA.
Như vậy có thể thấy, loại nhựa sinh học có nguồn gốc từ tinh bột mì. Và đang là loại nhựa tối ưu cho môi trường hiện nay.
-
Tiềm năng về kinh tế về các loại nhựa sinh học
Vào năm 2019, có khoảng 79.6 triệu tấn chất thải bao bì được sản xuất tại EU. Trong đó, các loại nhựa có tuổi thọ ngắn được sử dụng trong màng bao bì, túi xách và các bộ đồ ăn dùng một lần chiếm 15.4 triệu tấn, đứng thứ 2 chỉ sau bìa cứng. Do đó, mà nhựa sinh học là một trong những lĩnh vực có tiềm năng rất lớn.
Nhận định trên càng được thể hiện rõ nét hơn thông qua các điều luật mới của EU trong năm 2021. Khi không cho phép nhập khẩu các sản phẩm nhựa dùng một lần bao gồm dao kéo, ống hút, tăm bông. Ngoài ra luật mới này quy định rằng đến năm 2025, chai nhựa phải được làm từ 25% thành phần tái chế. Và đến năm 2029, 90% trong số đó phải được tái chế.
Qua đó, ta thấy rằng việc sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường là một trong những biện pháp giảm thiểu vấn nạn rác thải nhựa. Giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.